Cốt Toái Bổ được biết đến là một dược liệu quý được dùng đến trong việc hỗ trợ và điều trị xương khớp. Ãy cùng chúng tôi tìm hiểu công dụng và cách sử dụng của Cốt toái bổ nhé.
Cốt toái bổ có tên khoa học Drynaria. Là loài cây thân gỗ, cả cây có giá trị dược liệu cao
Phân Bố: Cốt toái bổ được tìm thấy lâu đời ở miền Bắc nước ta. cây dược liệu này ở Tây Bắc có tính dược liệu cao nhất.
Thành phần Hóa Học: Trong cốt toái bổ chứa nhiều thành phần thảo dược rất tốt cho sức khỏe.
Bộ Phận Dùng: Chùm ngây có thể sử dụng cả thân, lá, rễ để làm thuốc. Cây có giá trị chữa bệnh rất cao.
Chế Biến: Cách chế biến Cốt toái bổ đem về sắt lát, phơi khô là có thể sử dụng làm thuốc hoặc ngâm rượu cũng rất tốt.
Vị thuốc Cốt toái bổ
Tính vị: Vị đắng, tính ấm.
Qui kinh: Can và thận.
Công dụng: Bổ thận, mạnh gân xương hoạt huyết và cầm máu.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc
Cốt toái bổ Trị chứng răng đau, răng long, răng chảy máu do thận hư:
Bột Cốt toái bổ vừa đủ sao đen xát vào răng. Gia vị Địa hoàng hoàn: Thục địa 16g, Sơn dược, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả mỗi thứ 12g, Tế tân 2g, Cốt toái bổ 16g, sắc uống.
Trị chấn thương phần mềm, gãy xương kín:
Tẩu mã tán: Cốt toái bổ, lá sen tươi, lá Trắc bá diệp tươi, quả Bồ kết tươi, lượng bằng nhau, tán nhỏ, mỗi thứ 12g, ngày 2 lần, hãm nước sôi uống hoặc đã đắp ngoài.
Tiếp cốt tán: Cốt toái bổ, Huyết kiệt, Bằng sa, Đương qui, Nhũ hương, Một dược, Tục đoạn, Đồng tự nhiên, Đại hoàng, Địa miết trùng, lượng bằng nhau, tán bột trộn Vaselin bôi vùng đau.
Bài thuốc có tác dụng làm liền xương nhanh.
Mỗi ngày dùng Cốt toái bổ 30g, sắc nước, phân 2 lần uống, tác giả theo dõi 32 ca tai ù do streptomycin, kết quả tốt (Tạp chí Y trung nguyên 1987,2:33).
Trị chai chân:
Cốt toái bổ 9g, giã nát ngâm vào 100ml cồn 95%, 3 ngày đem xát vùng chai có kết quả (Tạp chí Trung y 1964,8:37). Liều thường dùng: 10 - 20g Khô/ người/ngày
Bổ khí huyết, bổ gân xương, phòng và điều trị loãng xương, dùng cho người cao tuổi, người suy nhược cơ thể, gãy xương:
Cốt toái bổ 12g; đảng sâm, hoài sơn, ba kích, mỗi vị 16g; hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, cẩu tích, tục đoạn, mẫu lệ, mỗi vị 12g; thiên niên kiện 10g.
Sắc uống ngày một thang hoặc nấu cao lỏng uống.
Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư, yếu:
Cốt toái bổ 16g; cẩu tích, củ mài, mỗi vị 20g; tỳ giải, đỗ trọng, mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương, thỏ ty tử, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa phong thấp đau nhức thuộc huyết:
Cốt toái bổ 40g, rễ gắm 120g, vỏ chân chim 100g, rễ rung rúc 80g; rễ bươm bướm (bạch hoa xà), rễ chiên chiến, mỗi vị 60g; xích đồng nam, bạch đồng nữ, tiền hồ, ô dược, cỏ xước, rễ bưởi bung, mỗi vị 40g.
Nấu thành cao đặc; ngâm trong 2 lít rượu trắng 40 độ. Ngâm trong 3 ngày. Lọc lấy dịch trong, mỗi lần uống 30ml, ngày uống 2 lần.
Chữa thấp khớp mạn tính (thể nhiệt):
Cốt Toái Bổ, thạch cao, kê huyết đằng, đan sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt, thiên hoa phấn, thổ phục linh, mỗi vị 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa bong gân, tụ máu:
Cốt Toái Bổ tươi, bóc bỏ hết lông tơ và lá khô, rửa sạch, giã nhỏ, rấp nước, gói vào lá chuối đã nướng cho mềm, đắp lên các chỗ đau, bó lại.
Xem thêm: Tác dụng của Cây Nhọ Nồi
Thay thuốc bó nhiều lần trong ngày.
Điều trị chứng răng đau, răng long, răng chảy máu do thận hư:
Thục địa 16g Sơn dược, Sơn thù du, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả mỗi thứ 12g Tế tân 2g Cốt toái bổ 16g Sắc uống trong ngày.
Thận trọng và chống chỉ định: Không dùng cốt toái bổ cho các trường hợp thiếu âm kèm nhiệt nội và các triệu chứng ứ máu.
Kiêng kỵ: Người âm hư, huyết hư.
HỆ THỐNG CỬA HÀNG CÔNG TY TNHH TRÀ THẢO DƯỢC NGUYỄN LƯỢNG
Hà Nội:
Hoàng Mai : Số 10/61 giáp Nhị- Thịnh Liệt- Hoàng Mai- Hà Nội
Điện thoại : 0961.792.089
Hoàng Mai : Số 21 Ngách 42/177 Thịnh Liệt- Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại : 0938.642.486
Thành Phố Hồ Chí Minh :
Số 68 Nguyễn Thị Thử- Xuân Thới Sơn- Hóc Môn - TP.HCM
Điện thoại : 0976.743.768
Nghệ An :
TT - Thượng Sơn- Đô Lương - Nghệ An
Điện Thoại : 0968.585.869